Bugi Ô Tô Là Gì?

Bugi là một bộ phận nhỏ, nhưng hoạt động của nó có đóng góp mạnh mẽ cho sự hoạt động của động cơ xe. Nói một cách dễ hiểu, để biến nhiên liệu trong ô tô từ một nguồn năng lượng tiềm năng thành một nguồn động năng, động cơ xe cần phải tìm cách giải phóng nó và nó thực hiện điều đó thông qua quá trình đốt cháy.

Cấu tạo và tác dụng của bugi xe ô tô

Bugi là một vật liệu cực kỳ bền và có khả năng chịu được hàng triệu lần đánh lửa trong suốt quá trình hoạt động. Với thiết kế trong có vẻ nhỏ, nhưng chúng có cấu tạo đặc trưng để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng của hệ thống đánh lửa xe ô tô đấy.

  • Vị trí 1: Thiết bị đầu cuối
  • Vị trí 2: Chất cách điện
  • Vị trí 3: Điện trở
  • Vị trí 4: Điện cực trung tâm
  • Vị trí 5: Điện cực nối đất hoặc điện cực bên
  • Vị trí 6: Đầu Hex
  • Vị trí 7: Vòng đệm
  • Vị trí 8: Sườn

Các loại bugi ô tô

Mức tiết kiệm nhiên liệu cho xe ô tô có sự phụ thuộc vào loại bugi đang dùng. Vì thế, việc tìm hiểu các loại bugi và chất liệu làm nên chúng để chọn lựa bugi phù hợp với xe của bạn cũng rất cần thiết.

Trên thị trường vậy bugi thường được phân biệt bằng ba loại.

– Bugi bằng đồng: loại này phổ biến nhất vì đồng dẫn điện tốt và có khả năng đánh lửa trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, tuổi thọ sử dụng không quá cao và giá thành loại này rẻ.

– Bugi bằng platinum: Đầu điện được làm bằng chất liệu bla tin luôn, bền và khả năng đánh lửa rất tốt, sử dụng được trong thời gian dài.

– Bougie bằng chất liệu Iridium: Đầu điện cực được sử dụng hợp kim iridium. Loại này có độ bền nhất trong tất cả các loại bugi, khả năng đánh lửa cũng rất tốt.

– Ngoài ra, bugi còn chia theo khả năng tản nhiệt. Khả năng tản nhiệt thấp là bugi loại nóng, khả năng tản nhiệt cao là bugi loại lạnh.

Tên gọi này được đặt theo khả năng tản nhiệt. Với các động cơ khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn loại bugi thích hợp để lắp đặt cho xe ô tô của mình, hoạt động hiệu quả nhất.

Cách thức hoạt động của bugi (spark plug)

Quy trình cháy trong xilanh ô tô cần: O2, nhiên liệu và nhiệt. Trong động cơ, mỗi khi 1 xilanh thực hiện chu kỳ nạp sẽ hút khoảng 21% oxy. Đối với động cơ phun đa điểm, nhiên liệu sẽ được phun trong kỳ nạp. Đối với động cơ phun trực tiếp, nhiên liệu được phun trong chu kỳ nén.

Hai cách cung cấp nhiệt cho quy trình cháy: bugi cấp nhiệt cho động cơ xăng, còn động cơ diesel sử dụng nhiệt nén. Khi xe đạt vận tốc 88km/h, trung bình xilanh đốt khoảng 1000 lần/phút, tương đương 16 lần/giây.

Trong động cơ xăng, nhiệt được cung cấp dưới dạng tia sét nhỏ. Điện áp cao (5 kV đến 45 kV tùy thuộc vào từng loại xe) được tạo ra trong dây đánh lửa và được điều khiển bởi mô-đun điều khiển động cơ (ECM).

Điện tích được truyền tới bugi thông qua dây bugi. Tia lửa xảy ra khi điện tích nhảy giữa các điện cực bugi trong phạm vi 0,25 mm đến 1,8 mm. Nhiệt sinh ra từ 4.700 ° C đến 6.500 ° C sẽ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – không khí và đẩy piston xuống trong chu kỳ nén.