Nến, hay nến thơm đều đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước công nguyên với nguyên liệu chính là mỡ các loài động vật như bò, cừu, cá voi,… Nến lúc bấy giờ có mùi khá khó chịu và chỉ được dùng để cung cấp ánh sáng. Vì vậy, khi đó, người ta thường thêm hương trầm hay quế vào sáp với tác dụng khử mùi.
Có những loại nến thơm nào?
Trong nến thơm có 3 thành phần chính: sáp, sợi bấc và tinh dầu. Xét về nguyên liệu sáp, có thể chia nến thơm thành các loại như sau:
Nến sáp đậu nành: loại sáp lành tính và không gây hại đến môi trường. Nến làm từ sáp đậu này có xu hướng cháy lâu hơn. Và khi dùng hết, bạn có thể dễ dàng vệ sinh cốc bằng nước ấm và xà phòng.
Nến sáp paraffin: đây là loại sáp phổ biến nhất vì nó dễ nhuộm màu và tỏa hương nồng. Những hãng lớn thường ít sử dụng paraffin.
Vì khi đốt lên, lượng bồ hóng (bụi mịn có các cacbon không tinh khiết) được thải ra của nó luôn nhiều hơn các loại nến khác.
Nến sáp ong: loại nến này có mùi mật ong nhẹ nhàng và tỏa ra ánh sáng vàng ấm.
Với các đặc tính này, nến sáp ong vốn không cần nhuộm màu và tẩm hương liệu như sản phẩm thông thường. Vì lẽ đó, loại nến này thích hợp cho những người dễ bị kích ứng.
Hiểu đúng về mác “aromatherapy” gắn trên sản phẩm nến thơm
Là sản phẩm aromatherapy (liệu pháp mùi hương), nên nến thơm mang theo mình công dụng như giải tỏa căng thẳng, cân bằng cảm xúc, cải thiện chất lượng giấc ngủ… Ngoài ra, aromatherapy còn làm dịu các cơn đau ở đầu, phần cơ…
Để aromatherapy bằng nến thơm đạt được hiệu quả cao nhất thì nến phải hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên cụm từ “aromatherapy” hiện đang bị lạm dụng.
Để có thể tỏa hương trong nến cần có lượng tinh dầu đáng kể
Nhiều thương hiệu kém chất lượng dán nhãn “aromatherapy” một cách vô tội vạ cho các các sản phẩm sử dụng sáp dầu khoáng hay các thành phần tổng hợp của họ.
Dù hương thơm có dễ chịu đến đâu, khí toả ra từ các loại nến này vẫn mang theo độc tố.
Bạn cần tránh mua nến sáp paraffin và sợi bấc chứa chì. Một cốc nến sáp paraffin thường cháy rất nhanh. Sử dụng nến sáp paraffin trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, ung thư, hen suyễn…
Gợi ý những lưu ý kéo dài tuổi thọ của cốc nến thơm
Luôn để nến cháy cho đến khi toàn bộ bề mặt trở nên nóng chảy.
Nến cần phải được đốt khoảng 1 tiếng để tỏa hương. Thời gian thích hợp để đốt nến thơm là từ 1 – 4 tiếng. Sau 4 tiếng, sợi bấc sẽ xuất hiện hiện tượng mushroom (ngọn lửa và lượng khói từ nến trở nên mất kiểm soát có khả năng thải ra khí carbon)
Ở lần sử dụng tiếp theo, hãy cắt ngắn sợi bấc khoảng 6mm. Nếu sợi bấc dài và bị cháy phần đầu, việc bạn tiếp tục đốt sẽ tạo ra khói và cản trở nến tỏa hương.
Hạn chế để các tạp chất như sợi bấc đã bị cắt ngắn, bồ hóng,… rơi vào sáp nóng chảy khi đang đốt nến.
Khi trong cốc còn khoảng 1cm sáp, bạn nên ngừng sử dụng nến. Khi gần chạm đáy cốc, nhiệt từ cốc và sáp có thể làm hư hại bề mặt của bàn, tủ,… mà bạn đã để nến lên.
Hiện tượng lõm bề mặt nến – Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong các sản phẩm mùi hương, nến thơm luôn chiếm giữ một vị trí đặc biệt, được ưa chuộng bởi đại đa số người sử dụng. Kiểu dáng thanh lịch, cách sử dụng đơn giản chính là những ưu điểm nổi bật của chiếc nến thơm. Quan trọng hơn cả chính là hương thơm được pha trộn hoàn chỉnh, canh chỉnh tỉ mỉ. Chỉ cần đốt lên là mùi thơm tràn ngập không gian.
Mặc dù cách sử dụng đơn giản là vậy, vẫn có những nguyên tắc cơ bản cần lưu ý trong quá trình sử dụng nến thơm. Trong số đó, quan trọng nhất chính là tìm hiểu về hiện tượng lõm bề mặt nến.
Hiện tượng lõm bề mặt nến là gì, nguyên nhân do đâu?
Lõm bề mặt nến là hiện tượng khoảng sáp xung quanh bấc nến xuất hiện một hố sâu. Hiện tượng này hình thành khi bề mặt sáp nến không được chảy đều ở lần đốt trước đó.
Lõm bề mặt nến sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán mùi hương của nến thơm. Cùng với đó, bấc nến bị thụt sâu cũng gây nên những khó khăn trong quá đốt nến. Thậm chí, những lần đốt tiếp theo sáp xung quanh có thể sập xuống và gây tắt nến.
Nguyên nhân chính gây lõm nến là do thời gian đốt nến không đủ lâu. Dẫn đến bề mặt sáp bị nóng chảy không đều (chỉ nóng chảy ở trung tâm, rìa vẫn còn cứng). Từ đó sáp ở phần trung tâm bị vơi và lõm xuống, trong khi sáp xung quanh vẫn rất cao.
Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp, bấc nến bị đặt lệch không nằm giữa cốc nến. Từ đó bề mặt nến không được cháy đều, phần sáp nến ở xa ngọn lửa không được tan chảy.